Lĩnh vực kinh doanh

Dự án xây dựng demo tại khu công nghiệp A

18/08/2020 Nguyễn Viết Thắng 0 Nhận xét
Dự án xây dựng demo tại khu công nghiệp A

Ngành xây dựng có tiềm năng, giá trị để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quốc gia, góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình trước khi giai đoạn dân số vàng qua đi (dự báo vào khoảng năm 2030). Việt Nam chỉ có 10 năm cho sự bứt phá này.

Đây là phát biểu của ông Lê Viết Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình nhân dịp Gala kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ ngày 26/12/2019.         

Ngành xây dựng Việt Nam đã bùng nổ khi đất nước bước sang thời kỳ "Đổi Mới", bù đắp cho sự thiếu hụt trầm trọng các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng trong thời gian quá dài lên đến 40 năm. Hàng ngàn dự án hiện đại được xây mới với tốc độ chóng mặt bởi rất nhiều nhà thầu quốc tế mà đối tác là những nhà thầu nội.
Có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quốc gia 

Theo Học viện Cán bộ và Quản lý thuộc Bộ Xây dựng, tính trên đầu người, nhân lực trong ngành xây dựng của Việt Nam là cao nhất trên thế giới. Riêng số lượng kỹ sư, chuyên gia cao gấp 4 lần so với mức bình quân của các nước phát triển khác. Đó là một lợi thế nếu chúng ta chú ý khai thác và là rủi ro nếu chúng ta chậm trễ trong kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế.

Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành du lịch chỉ có 3 triệu người nhưng du lịch được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn của Quốc gia và đã có quy hoạch tổng thể để phát triển mạnh mẽ. Trong khi xây dựng có đến 4 triệu 200 ngàn lao động nhưng chỉ được xem như là một ngành kinh tế hỗ trợ.

"Trong xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, chúng tôi quyết tâm đem hết nỗ lực cùng đồng nghiệp và Chính phủ phát huy năng lực cạnh tranh nhằm đưa ngành xây dựng Việt Nam ra nước ngoài, một thị trường có quy mô gấp vài trăm lần so với thị trường trong nước. Chúng tôi tin rằng thúc đẩy phát triển thị trường này ngành xây dựng sẽ có đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia và xây dựng sẽ sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn để từ đó đóng góp hiệu quả đưa Việt Nam lên một tầm cao mới" – ông Lê Viết Hải nhấn mạnh.

Phát triển công nghiệp xây dựng ra nước ngoài nhất định các chuỗi cung ứng liên quan như sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất, thiết kế xây dựng, đầu tư địa ốc, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển, vv… sẽ phát triển, mở rộng thị trường hơn thông qua xuất khẩu dịch vụ tổng thầu xây dựng. Dịch vụ tổng thầu xây dựng ngược lại sẽ nâng được lợi thế cạnh tranh, tạo nên một sự gắn kết và cộng hưởng mạnh mẽ của ngành xây dựng và các chuỗi cung ứng.

Phát triển xây dựng ra thị trường nước ngoài còn là phương cách hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam, đảm bảo luôn có được cơ hội để tiếp thu và tích hợp kịp thời tinh hoa của cả thế giới.

Phát triển xây dựng ra thị trường nước ngoài còn giúp cung cấp việc làm ổn định hơn cho lực lượng lao động trong ngành xây dựng khi thị trường trong nước có biến động hoặc bão hoà.

7 kiến nghị hỗ trợ hiệu quả hơn cho phát triển ra thị trường quốc tế

Theo ông Lê Viết Hải, với mục tiêu xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình trước khi giai đoạn dân số vàng qua đi (dự báo vào khoảng năm 2030), Việt Nam chỉ có 10 năm cho sự bứt phá này.

"Đây quả là một thử thách rất lớn đòi hỏi sự quyết tâm và hợp lực của tất cả chúng ta. Tôi xin nhấn mạnh mục tiêu của chúng ta là xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp tức là tổng thầu xây dựng chứ không phải là xuất khẩu lao động trong ngành xây dựng. Cạnh tranh không chỉ về giá mà còn về sự vượt trội trong ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0", Chủ tịch Hòa Bình nói.

Ông Lê Viết Hải đưa ra 7 kiến nghị là những giải pháp tập trung cho 3 nhóm vấn đề gồm: Khuyến khích/ Hỗ trợ Thông tin/ Hỗ trợ Tài chính và Kết nối.

Thứ nhất, đối với những dự án quy mô lớn (như dự án đường cao tốc và đường sắt Bắc - Nam, dự án tàu điện ngầm thủ đô Hà Nội và Tp.HCM, dự án sân bay quốc tế Long Thành...), đề xuất nên chia nhiều giai đoạn với các gói thầu không quá lớn. Điều kiện đấu thầu quốc tế nên có quy định nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước theo tỷ lệ tham gia của nhà thầu trong nước tối thiểu là 35% và hình thức liên danh là bình đẳng, cùng quản lý điều phối toàn dự án.

Thứ hai, giao cho VCCI hoặc một cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để thu thập thông tin về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm năng, qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước nhanh chóng tiếp cận các thị trường này.

Đối tác

popup

Số lượng:

Tổng tiền: